Khi xây dựng và thi công các công trình lăng mộ đá, cùng với lan can đá, để tăng vẻ đẹp và sang trọng thì không thể thiếu các sản phẩm phụ như đèn đá. Đèn đá được xem là một trong những món đồ thờ đá quan trọng góp phần làm nên vẻ đẹp hoàn thiện cho toàn bộ công trình tâm linh của gia đình bạn!
Giới thiệu về đèn đá
Từ lâu, đèn đá được coi là đồ thờ trang trí không thể thiếu trong các công trình tâm linh như nhà thời, đền, chùa, khu lăng mộ…
Sử dụng đèn đá, ngoài ý nghĩa về thẩm mỹ, nó mang lại ý nghĩa về sự đủ đầy, trọn vẹn và vẻ đẹp thanh cao cho các công trình sử dụng.
Thông thường, đèn đá sẽ được đứng cùng hạc đá hoặc lư hương. Việc sắp xếp sẽ theo thứ tự đưuọc định sẵn: lư hương được đặt ở giữa, thường là ở đại sảnh, phía trước chính điện của công trình. Tiếp đến là 2 hạc đá đặt 2 bên, 2 đèn đá sẽ đứng ngoài cùng về 2 bên, thụt về phía sau so với lưu hương.
Sự sắp xếp như vậy có ý nghĩa nhất định trong việc thờ cúng, đồng thời nó cũng đem lại vẻ đẹp tổng thể cho công trình.
Đối với các ông trình sân vườn, nhất là các công trình theo phong cách Nhật bản với sân cỏ và hồ nước thì đèn đá là vật trang trí không thể thiếu. Có thể nói, sân vườn Nhật nếu thiếu đi sự có mặt của đèn đá như thiếu đi một hương vị và không mang đến sự trọn vẹn trong thiết kế. Bởi đèn bên cạnh khả năng chiếu sáng còn tạo điểm nhấn nổi bật biến sân vườn trong trở nên lung linh hơn khi về đêm.
Các chất liệu để làm đèn đá
Hiện nay, phần lớn đèn đá đều được làm từ đá xanh tự nhiên được ghép lại với nhau. Bên cạnh đó, đèn đá còn được làm từ nhiều loại đá khác nhau như đèn đá đen, đá trắng, đá vàng, đá cát kết… Tùy vào thiết kế và nhu cầu của gia chủ mà nghệ nhân sẽ dùng loại đá thích hợp.
Khi chế tác, mỗi hoa văn, chi tiết, hình dạng được thể hiện trên cây đèn đá đều góp phần thể hiện được sự tỷ mỷ, cầu kì và chi tiết của các nghệ nhân khi thực hiện.
Các loại đèn đá thông dụng
Đèn đá được làm với rất nhiều mẫu và hình dạng khác nhau từ lớn đến nhỏ, tùy vào nhu cầu của khách hàng và quy hoạch của công trình.
Một số loại đèn có kích thước cơ bản cao khoảng từ 1m7 đến 1m9 thường được dùng ở các đền, chùa thường được dùng là loại đèn lục lăng. Ở các khu lăng mộ đá, kích thước của đèn đá cũng có thể thấp hơn do thiết kế khác biệt của từng khu lăng mộ.
Trong sân vườn, đèn đá loại dùng trang trí thường sẽ có thiết kế theo pphong cách Nhật Bản và có kích thước nhỏ hơn. Đây được xem là điểm nhấn giúp sân vườn của bạn trong trở nên nổi bật hơn. Đèn đá sân vườn được thiết kế với đường nét mềm mại, uyển chuyển nhằm tạo nên nét riêng biệt.
Đèn đá sân vườn đế thấp là loại đèn đá chân đế thấp. Nhìn xa, đèn đế thấp trông giống như những chiếc nấm nhỏ xinh xắn. Đồng thời, để tăng thêm tính thơ mong bạn có thể đặt đèn tại các gốc đá, các gốc tối trong sân vườn. Đèn đế thấp được thiết kế với 4 chấn ngắn, cách mặt đặt một khoảng. Với một số loại đèn như: : UZUKI (lồng đèn vuông, mái có 4 cạnh vuông), MASAKI (lồng đèn tròn, mái có hình tháp tròn), YUMIKI (lồng đèn hình lục giác, mái tháp tròn)
Kích thước phổ biến của đèn đá
Đèn bằng đá hiện nay có rất nhiều kích thước khác nhau. Các kích thước của đèn được tính toán và xác định dựa theo thước lỗ ban phong thủy. Dưới đây là một số kích thước thông dụng nhất:
- 69cm (phú quý, thêm đinh) x 107cm (quý tử, đại cát)
- 81cm (tài trí, tài vượng) x 127cm (tiến bảo)
- 89cm (lục hợp, thêm phúc) x 133cm (nghênh phúc, đại cát)
- 107cm (đại cát, quý tử) x 173cm (tài vượng, bảo khố)
- 127cm (tiến bảo, tiến bảo) x 192cm (đại cát, lục hợp)
- 147cm (lợi ích, thêm đinh) x 217cm (tài, tài lộc)
- 155cm (phú quý, tiến bảo) x 237 cm (thuận khoa, tài vượng)
- 175cm (lục hợp, thiên khố) x 255cm (tiến bảo, tiến bảo)
Trương Hòa –
Tôi cần thiết kế riêng mẫu đèn đá có được không ạ?