Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu

Cụ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, một thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Sau khi cụ mất, lăng mộ của cụ dần đã được cây thành khu đền thờ để tưởng niệm công lao của cụ. Ngày nay, khi có dịp về Bến Tre, du khách có thể tranh thủ ghé qua ấp Giồng Cụt, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để viếng khu đền thờ lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Giới thiệu về cụ Nguyễn Đình Chiểu

  Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), được sinh ra trong một nhà Nho nghèo ở tỉnh Gia Định (quận 1- TP HCM ngày này). Ông đại diện cho một tầng lớp sĩ phu yêu nước. Bằng ngòi bút tinh hoa, và áng văn thơ điêu luyện của mình. Ông đã sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng đặc biệt là truyện thơ Lục Vân Tiên.

Nguyễn đình chiểu
Nguyễn Đình Chiểu 1822-1888

Xem thêm: Các mẫu lăng mộ đá xanh tự nhiên Đẹp Nhất

xây lăng mộ đá đẹp
Liên hệ: 0982.583.000
Lăng mộ đá tròn
Liên hệ: 0982.583.000
mộ đá 3 mái đẹp
Liên hệ: 0982.583.000
sản xuất lăng mộ đá ninh bình
Liên hệ: 0982.583.000
Lăng mộ đá ở Bắc Giang
Liên hệ: 0982.583.000
Mẫu lăng mộ đá bằng đá xanh
Liên hệ: 0982.583.000
xây lăng mộ đá
Liên hệ: 0982.583.000
Mẫu lăng mộ đá xanh rêu ở Nam Định
Liên hệ: 0982.583.000

Năm 1841, trong lúc miệt mài kinh sử để thi tú tài ở Huế, ông được hay tin mẹ mất. Ông bèn bỏ thi và theo đường bộ về Nam chịu tang mẹ. Vì đường sá không thuận lợi kèm thời tiết xấu cùng với nỗi đau mất mẹ nên ông lâm bệnh nặng. Tuy thoát chết nhưng ông đã bị mù.

Tuy bị mù những ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc giúp người và tham gia vào việc bàn bạc chống giặc. Năm 1888, ông qua đời. Để tưởng nhớ công ơn giáo dục và lòng nhân hậu của ông. Khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu đã được xây dựng cho đến ngày nay.

Khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu – Di tích lịch sử

Là một kiến trúc trong khuôn viên có diện tích rất rộng là 1,5 ha. Công trình được xây dựng vào năm 1972 và được tôn tạo lại vào năm 2000. Công trình này bao gồm: cổng tam quan, nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ và khu mộ.

Khu lăng mộ Nguyễn ĐÌnh Chiểu tại Bến Tre
Khu lăng mộ Nguyễn ĐÌnh Chiểu tại Bến Tre

Cổng tam quan

Với phong cách kiến trúc truyền thống của các đình chùa Việt, cổng tam quan có hai mái chồng hình thuyền lợp ngói màu đỏ gạch. Với 8 cột trụ màu đỏ, to và chắc chắn. Trên nóc có những bao lam có khắc hoa văn màu vàng với nét dựng đi lên.

Cổng tam quan tại Lăng mộ cụ Nguyễn ĐÌnh Chiểu
Cổng tam quan tại Lăng thờ Nguyễn ĐÌnh Chiểu

Nhà bia

Nhà bia được xây dựng năm 2000 – 2002 bằng bê tông cốt thép, cao 12m có hai tầng mái dán ngói, nền lát gạch men.

Mặt ngoài đắp nổi hoa lá cách điệu, mặt trong đắp nổi tứ linh. Đỉnh mái đắp nổi biểu tượng bút lông.

Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu

Chính giữa là tấm bia bằng đá xanh, nguyên khối, có kích thước 2,65m x 2,7m x 1,8m.

Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Mặt trước bia

Mặt trước khắc bài văn bia ca ngợi công đức của Nguyễn Đình Chiểu, mặt sau khắc tóm tắt tiểu sử của nhà thơ.

Bài văn bia này đạt giải Ba (không có giải Nhất, Nhì) trong cuộc thi viết văn bia do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức, được khắc vào năm 2003.

Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Phía sau bia

Đền thờ mới

Đền thờ mới tại lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng vào năm 2000 – 2002 theo mẫu kiến trúc trùng thiềm điệp ốc. Đền cao cao 21m, dựng bằng bê tông cốt thép theo hình tròn, nền lát gạch ceramic, mái đổ bê tông dán ngói âm dương màu xanh.

Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Đền thờ mới

Trên các cửa ra vào trang trí đắp nổi một số hoa văn cách điệu như: hoa sen, cuốn thư, ngòi bút, hoa lá… trên trần trang trí hoa văn trống đồng đắp nổi. Đền thờ gồm hai tầng với ba tầng mái.

Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Kiến trúc trùng thiềm điệp ốc ấn tượng

Tầng dưới trưng bày một số hình ảnh Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số đoàn khách nước ngoài, nhân dân trong nước đến thăm viếng. Tầng trên đặt tượng Nguyễn Đình Chiểu bằng đồng cao 1,6m, nặng 1,2 tấn.

Trên bốn cột ở tứ trụ có 4 liễn áp cột bằng gỗ chạm trổ hoa văn tinh xảo, trong đó có hai câu thơ của ông trong tác phẩm “Dương Từ – Hà Mậu”: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Và câu đối của ông Nguyễn Văn Châu, một người con của Bến Tre viết ca ngợi công đức Nguyễn Đình Chiểu: Nhân nghĩa sáng ngời vầng nhật nguyệt,Văn chương tỏ rạng ánh sao Khuê.

Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Tượng chân dung nhà thơ

Hai bên tượng Nguyễn Đình Chiểu là hai mảng phù điêu. Phù điêu bên trái miêu tả cảnh ông đọc bài văn tế Lục tỉnh sỹ dân trận vong tại Chợ Đập (Ba Tri) năm 1883. Phù điêu bên phải miêu tả trận đánh đầu tiên của người giáo làng Phan Ngọc Tòng lãnh đạo nghĩa quân với vũ khí thô sơ đánh Pháp ở Giồng Gạch (An Hiệp) khi chúng hành quân lấn chiếm vùng đất Ba Tri vào đêm 17 tháng 11 năm 1868.

Đền thờ cũ

Đền thờ cũ tại khu lăng mộ cự Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng năm 1972 với kiến trúc hai tầng mái, lợp ngói âm dương, với tổng diện tích 84m2.

Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Đền thờ cũ

Bờ nóc đền thờ trang trí hoa văn rồng, mây cách điệu. Bên trong là ban thờ. Hai cột chính đắp nổi hai câu thơ như ở đền mới, trong tác phẩm Dương Tử – Hà Mậu.

Ngoài ra là những hình ảnh, tư liệu về các thủ lĩnh, nghĩa quân và một số phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ cuối thế kỷ 19.

Khu mộ

Bên trái nhà tưởng niệm là phần mộ bành của cụ Đồ với phu nhân. Gần bên đó là nơi yên nghỉ của nữ sĩ Nguyễn Thị Ngọc Khuê (Sương Nguyệt Ánh) con gái của nhà thơ, bà là một trong những nhà thơ, nhà báo rất nổi tiếng. Chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam, đó là tờ Nữ giới chung.

Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Phần mộ của gia đình cụ Nguyễn ĐÌnh Chiểu

Mộ Cụ Nguyễn Đình Chiểu trên bia có khắc chữ Nhật (日), mộ cụ bà trên bia có khắc chữ Nguyệt (月).

Video Khám phá Khu di tích lịch sử cụ Nguyễn Đình Chiểu

Các công trình của khu di tích lăng mộ Nguyễn ĐÌnh Chiểu được bố trí hài hòa trong một không gian xanh với những khoảng sân vườn rộng trồng nhiều loại cây cảnh, đem lại cảm giác thư thái cho người thăm viếng.

Khám phá khu lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
Du khách đến tham quan khu di tích

Năm 1990, khu lăng mộ của ông đã được nhà nước công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2017, Khu di tích này tiếp tục được Bộ VH-TT&DL cấp Bằng công nhận Khu di tích văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt.

5/5 - (835 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982.583.000