Lăng mộ của công thần triều Nguyễn
Lăng mộ Võ Di Nguy (1745 – 1801) nằm ở khu đất rộng gần 100 m2, trong một con hẻm trên đường Cô Giang (quận Phú Nhuận), có tuổi đời 220 năm. Phía trước khu mộ là đền thờ của Võ tướng quân. Trong đền còn lưu giữ 2 sắc phong của vua Minh Mạng truy phong tước phẩm, ghi trên lụa vàng, đựng trong hộp gỗ cuộn vải đỏ được đặt trong khám thờ. Hiện, đền thờ Võ Duy Nghi đang đóng cửa, không tiếp khách tham quan để phòng chống Covid-19.
Võ Di Nguy sinh tại phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên – Huế), theo phò Nguyễn Ánh (vua Gia Long) từ năm 30 tuổi, được phong tước Bình Giang Quận công. Từ đó, ông trở thành danh thần tin cậy, được chúa giao phó trông coi thủy binh và việc đóng các chiến thuyền.
Ông tử trận trong trận thủy chiến với quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại năm 1801. Thi thể ông mang về chôn cất ở Gia Định, được vua Gia Long cho xây dựng lăng mộ bề thế. Năm 1807, Võ Di Nguy được truy phong lên hàng nhất phẩm, sắc phong “Tá mạng công thần, đặc tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công”
Lăng mộ Võ Di Nguy (1745 – 1801) nằm ở khu đất rộng gần 100 m2, trong một con hẻm trên đường Cô Giang (quận Phú Nhuận), có tuổi đời 220 năm. Phía trước khu mộ là đền thờ của Võ tướng quân. Trong đền còn lưu giữ 2 sắc phong của vua Minh Mạng truy phong tước phẩm, ghi trên lụa vàng, đựng trong hộp gỗ cuộn vải đỏ được đặt trong khám thờ. Hiện, đền thờ Võ Duy Nghi đang đóng cửa, không tiếp khách tham quan để phòng chống Covid-19.
Võ Di Nguy sinh tại phủ Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên – Huế), theo phò Nguyễn Ánh (vua Gia Long) từ năm 30 tuổi, được phong tước Bình Giang Quận công. Từ đó, ông trở thành danh thần tin cậy, được chúa giao phó trông coi thủy binh và việc đóng các chiến thuyền.
Ông tử trận trong trận thủy chiến với quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại năm 1801. Thi thể ông mang về chôn cất ở Gia Định, được vua Gia Long cho xây dựng lăng mộ bề thế. Năm 1807, Võ Di Nguy được truy phong lên hàng nhất phẩm, sắc phong “Tá mạng công thần, đặc tấn Thượng trụ quốc Thiếu bảo Quận công”
Lăng của ông gồm phần tiền mộ (bình phong tiền, sân tế) và phần mộ (cửa mộ, bàn hương án, mộ và bình phong hậu). Đến nay, lăng mộ giữ được nét uy nghi, đồng thời tiêu biểu cho nghệ thuật xây cất lăng mộ cổ ở Nam bộ.
Khu tiền mộ được ngăn bởi hai bờ tường, chừa cổng vào ở giữa. Tiền mộ gồm bình phong tiền, các trụ biểu hình sen dẫn vào mộ chính.
Lăng của ông gồm phần tiền mộ (bình phong tiền, sân tế) và phần mộ (cửa mộ, bàn hương án, mộ và bình phong hậu). Đến nay, lăng mộ giữ được nét uy nghi, đồng thời tiêu biểu cho nghệ thuật xây cất lăng mộ cổ ở Nam bộ.
Khu tiền mộ được ngăn bởi hai bờ tường, chừa cổng vào ở giữa. Tiền mộ gồm bình phong tiền, các trụ biểu hình sen dẫn vào mộ chính.
Khu tiền mộ với bức bình phong cao khoảng 1,8 m hai bên có tượng sư tử. Mặt ngoài bình phong chạm hình rồng phượng, bên mặt trong bình phong chạm hình “vân tùng lộc” (mây, cây tùng và hươu nai). Ở giữa khu tiền mộ có một bể nước nhỏ hàm ý mô tả cuộc đời gắn với sông nước của vị tướng thuỷ quân họ Võ.
Khu tiền mộ với bức bình phong cao khoảng 1,8 m hai bên có tượng sư tử. Mặt ngoài bình phong chạm hình rồng phượng, bên mặt trong bình phong chạm hình “vân tùng lộc” (mây, cây tùng và hươu nai). Ở giữa khu tiền mộ có một bể nước nhỏ hàm ý mô tả cuộc đời gắn với sông nước của vị tướng thuỷ quân họ Võ.
Ôm lấy bình phong là 2 tượng sư tử đá, với ý nghĩa bảo vệ nơi yên nghỉ của tướng Võ Duy Nghi. Tượng được chạm trổ mang vẻ uy nghi với mắt lồi, đuôi xòe, nhe răng.
Ôm lấy bình phong là 2 tượng sư tử đá, với ý nghĩa bảo vệ nơi yên nghỉ của tướng Võ Duy Nghi. Tượng được chạm trổ mang vẻ uy nghi với mắt lồi, đuôi xòe, nhe răng.
Trong lăng mộ còn các tượng rùa, nghê, sư tử khác được tạc trên tường bao, trụ biểu. Nổi bật là tượng hai con rái cá nằm trên bờ tường dẫn vào mộ phần. Rái cá là con vật giỏi bơi lặn tượng trưng cho biệt tài của Võ Di Nguy.
Trong lăng mộ còn các tượng rùa, nghê, sư tử khác được tạc trên tường bao, trụ biểu. Nổi bật là tượng hai con rái cá nằm trên bờ tường dẫn vào mộ phần. Rái cá là con vật giỏi bơi lặn tượng trưng cho biệt tài của Võ Di Nguy.
Khuôn viên bên trong mộ chính trưng nhiều loại cây cảnh. Phần mộ xây dựng hình chữ nhật được đắp bằng ô dước (hợp chất thường dùng trong thạch mộ), nhô khỏi nền mộ khoảng 0,25 m, có hoa văn đường chỉ xung quanh.
Sau mộ là bình phong hậu, có hai ô hình chữ nhật, ô bên phải ghi công trạng của Võ Di Nguy, ô bên trái nói về thân thế bà Lê Thị Mười (phu nhân của Võ tướng công).
Khuôn viên bên trong mộ chính trưng nhiều loại cây cảnh. Phần mộ xây dựng hình chữ nhật được đắp bằng ô dước (hợp chất thường dùng trong thạch mộ), nhô khỏi nền mộ khoảng 0,25 m, có hoa văn đường chỉ xung quanh.
Sau mộ là bình phong hậu, có hai ô hình chữ nhật, ô bên phải ghi công trạng của Võ Di Nguy, ô bên trái nói về thân thế bà Lê Thị Mười (phu nhân của Võ tướng công).
Hai bên bình phong hậu có đắp phù điêu hình rồng.
Hai bên bình phong hậu có đắp phù điêu hình rồng.
Dọc bờ tường bao quanh khu mộ kết nối liền nhau bởi nhiều bức phù điêu hình chữ nhật, chạm nổi các hình bình hoa, chim trĩ, chim công, hoa mẫu đơn, tùng lộc, tứ linh, cúc trúc tùng mai…
Dọc bờ tường bao quanh khu mộ kết nối liền nhau bởi nhiều bức phù điêu hình chữ nhật, chạm nổi các hình bình hoa, chim trĩ, chim công, hoa mẫu đơn, tùng lộc, tứ linh, cúc trúc tùng mai…
Ngoài bờ tường phần mộ tướng Võ Di Nguy còn có bốn ngôi mộ của vợ, con trai và con dâu của ông.
Trước năm 1985, TP HCM có 2 con đường mang tên Võ Di Nguy ở quận 1 và quận Phú Nhuận. Lăng mộ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1993.
Ngoài bờ tường phần mộ tướng Võ Di Nguy còn có bốn ngôi mộ của vợ, con trai và con dâu của ông.
Trước năm 1985, TP HCM có 2 con đường mang tên Võ Di Nguy ở quận 1 và quận Phú Nhuận. Lăng mộ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1993.
Quỳnh Trần
Nguồn: https://vnexpress.net/lang-mo-cua-cong-than-trieu-nguyen-4250129.html