Lăng mộ đá và các khu lăng mộ đá là nét đẹp tâm linh không thể thiếu của người Việt Nam. Những sản phẩm được chế tác tỉ mỉ, công phu từ đá tự nhiên càng làm tôn thêm tình cảm thiêng liêng, sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Qua hàng ngàn năm phát triển, các nghệ nhân đã cho ra đời nhiều mẫu hoa văn khắc trên khu lăng mộ. Bao gồm: các hoa văn rồng, phượng, hoa sen, tứ quý ( tùng, cúc, trúc, mai), mây …. Là những hình ảnh quen thuộc thường thấy nhất. Vị trí trạm khắc các hoa văn trên lăng mộ đá thường là phần đế mộ, phần bưng ( phần thân), hoặc phần cột đỡ mái mộ ( nếu có)…
Mỗi hoa văn đều có ý nghĩa tâm linh khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Ý nghĩa của hình tượng rồng và phượnng hoàng trên lăng mộ đá
Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt thì Rồng và Phượng là một trong bốn tứ linh (Long, Li, Quy, Phượng) mang những biểu tượng quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt, mang đến thành công, hạnh phúc cho gia chủ.
Rồng biểu trưng cho sức mạnh và quyền lực cũng như sức sống lâu dài như sự thường trực của người đã khuất bên cạnh con cháu. Đây cũng là con vật quan trọng trong tứ linh của người Việt để mong mưa thuận, gió hòa.
Hình tượng rồng trên lăng mộ giúp mang lại sự tốt đẹp cho người đã khuất cũng như mang đến vượng khí, mang lại sự thịnh vượng cho con cháu về sau. Với ý nghĩa cao quý này thì rộng thường được chạm khắc ở những vị trí trang trọng như phần mái hay ngay trên thân.
Rồng cuốn quanh cột và hướng bay lên trên trời biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh, quyền năng vô hạn, Phượng bay lượn thể hiện cho sự thanh tao, bất tử của người đã khuất trong lòng con cháu, hoa văn lăng mộ đá hình Rồng, Phượng cũng muốn hướng đến những điều tốt đẹp nhất dành cho những người quá cố.
Ý nghĩa hoa văn tứ quý: Tùng – Cúc -Trúc – Mai
Tùng – Cúc – Trúc – Mai là bộ hoa văn tứ quý được sử dụng phổ biến trong trang trí, nghệ thuật, cũng như trên các mẫu mộ đá, lăng mộ đá, tường đá…
Đây là 4 loài cây được xem là các loài cây quý cũng là biểu tượng của 4 mùa trong một năm được chọn làm hoa văn trên lăng mộ đá. Mỗi mùa, mỗi loài cây đều mang theo một phẩm chất tốt đẹp và cũng là tinh thần của con người Việt Nam.
Cây tùng là cây của mùa Đông,đại diện cho tinh thần kiên cường, mạnh mẽ, can đảm của những con người bất khuất.
Cây cúc là cây của mùa Thu, hình ảnh biểu trưng của sự trường thọ và phúc lộc, đồng thời, cây cúc cũng mang ý nghĩa của sự viên mãn, tài lộc và may mắn.
Cây trúc là cây của mùa Hè. Trong quan niệm truyền thống của người việt, cây trúc mang ý nghĩa về sự cố gắng, vươn lên, nỗ lực trong mọi trường hợp dù khó khăn khắc nghiệt đến đâu, thể hiện sức mạnh và lòng dũng cảm của con người
Cây mai (ở miền Bắc là cây Đào) là cây của mũ Xuân. Hoa mai chính là loài hoa thanh khiết thường xuất hiện vào mùa xuân có ý nghĩa mang đến sức sống & năng lượng mới, cũng là một khởi đầu mới tươi đẹp. Với ý nghĩa mang đến những gì tốt đẹp nhất cho ông bà, tổ tiên ở cõi vĩnh hằng.
Với ý nghĩa đó, hình ảnh tứ quý được trạm khắc trên mộ, lăng mộ thể hiện được những mong muốn viên mãn, tròn đầy của người sống hướng đến những người quá cố.
Ý nghĩa hình tượng hoa sen
Hình ảnh hoa Sen đã gắn bó với dân tộc Việt Nam ta từ hàng ngàn năm nay. Theo triết lý đạo Phật, sen tựa như tinh thần không vướng bận những tạp niệm của trần thế.
Chính vì vậy, khi khắc lên các lăng mộ đẹp, hoa sen có ý nghĩa như sự giải thoát, mở ra một cuộc sống khác ở thế giới bên kia, không còn những bon chen, hỷ – nộ – ái – ố – tham – sân – si không ảnh hưởng đến tinh thần.
Với ý nghĩa của sự thanh cao, tinh khiết biểu trưng cho giá trị, vẻ đẹp hồn hâu của con người. Do đó, sử dụng hình tượng hoa sen trong các lăng mộ đá đẹp cũng mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp thanh cao mà từ khi sống, hay mất đi, ai cũng cần hướng tới và tôn sùng vẻ đẹp ấy!
Xem Thêm: Ý nghĩa hoa văn trên lăng mộ đá công giáo