Đột phá giải mã dấu vết kỳ lạ trong lăng mộ pharaoh Ai Cập Tutankhamun

Lăng mộ pharaoh Ai Cập ​Tutankhamun khiến các nhà Ai Cập học bối rối trong nhiều thập kỷ, với hàng loạt điểm đen bí ẩn có khả năng tiết lộ số phận của vị pharaoh vĩ đại. 

Đột phá giải mã dấu vết kỳ lạ trong lăng mộ pharaoh Ai Cập Tutankhamun

Lăng mộ nhỏ, tồi tàn và cực kỳ bí ẩn

Pharaoh Ai Cập Tutankhamun (Vua Tut) là một trong những vị vua nổi tiếng, được biết đến nhiều nhất trong số các pharaoh vĩ đại trị vì Ai Cập cổ đại. Ông lên ngôi từ nhỏ, chỉ khoảng 8 hoặc 9 tuổi, khi vua cha, pharaoh Akhenaten, qua đời vào khoảng năm 1334 trước Công nguyên. Do tuổi nhỏ, pharaoh Tutankhmaun có các cố vấn nắm nhiều quyền lực quan trọng và đưa ra nhiều quyết định cho ông.

Tutankhamun tiếp tục cai trị trong khoảng 10 năm cho đến khi chết ở tuổi 18 hoặc 19 và được chôn cất trong Thung lũng các vị vua, vùng sa mạc rộng lớn, nơi có lăng mộ của những nhà cai trị vĩ đại của Ai Cập cổ đại.

Lăng mộ pharaoh Ai Cập ​Tutankhamun nhỏ bé hơn rất nhiều so với thân thế của ông. Ảnh chụp màn hình

Trong khi lăng mộ của các pharaoh Ai Cập khác bị những kẻ trộm mộ cướp phá trước khi được các nhà khảo cổ và thám hiểm khai quật, thì lăng mộ của Tutankhmaun vẫn còn nguyên vẹn. Mãi đến năm 1922, lăng mộ của vị pharaoh vĩ đại mới được nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter phát hiện.

Tuy nhiên, những gì Carter tìm thấy không phải là lăng mộ phù hợp với thân thế của một vị vua vĩ đại, mà là một ngôi mộ nhỏ, trang bị tồi tàn và cực kỳ bí ẩn. Đây chính là lý do lăng mộ pharaoh Tutankhamun không được phát hiện trong hàng nghìn năm. 

Bí ẩn những điểm đen kỳ lạ

Gần đây hơn, những điểm đen “kỳ lạ” đã được xác định bên trong lăng mộ, theo khám phá trong bộ phim tài liệu “Bí mật: Lăng mộ của Tut” trên Kênh Smithsonian.

Tiến sĩ Chris Naunton, giám đốc Hiệp hội Thám hiểm Ai Cập, giải thích rằng, thông thường, có một “quy trình rất rõ ràng để chôn cất nhà vua và đảm bảo mọi thứ đều hoàn hảo”.

Tuy nhiên, như người kể chuyện trong bộ phim tài liệu lưu ý: “Nhưng dường như như đây không phải là trường hợp của Tut”. 

Tiến sĩ Naunton đã xem xét một đặc điểm thú vị của những bức tường trong lăng mộ. Ông mô tả đây là “những đốm kỳ lạ” được quan sát thấy khắp các bức tường. Những đốm này là nấm mốc, chất hữu cơ không xuất hiện ở nơi nào khác ở Thung lũng các vị vua.

Những vết đen kỳ lạ trên các bức vẽ trong lăng mộ pharaoh Tutankhamum. Ảnh chụp màn hình

Ban đầu, các nhà bảo tồn lo ngại nấm mốc tạo thành từ hơi thở và mồ hôi của những du khách đến thăm lăng mộ Tutankhamun. 

Tuy nhiên, khi nghiên cứu những bức ảnh ban đầu của nhà thám hiểm Carter, những vết đen rõ ràng đã tồn tại trên tường lăng mộ.

Adam Lowe, giám đốc Factum Arte, nhận định, đốm đen là hệ quả của việc lăng mộ bị niêm phong trước khi sơn kịp khô.

Điều này được đánh giá là có ý nghĩa lớn bởi nó cho thấy các họa sĩ trang trí lăng mộ đã vội vàng hoàn thành công việc – điều kỳ lạ trong cách chuẩn bị cho nơi an nghỉ của một pharaoh Ai Cập. 

Chuyên gia Lowe và cộng sự đã chụp những bức ảnh có độ phân giải cao về những bức vẽ trong buồng chôn cất, trong đó có các điểm đen, để lộ từng nét vẽ riêng của các họa sĩ, cho thấy rõ những dấu vết của những vết cọ vẽ vội vàng. “Ước tính của tôi là đội họa sĩ lành nghề sẽ không mất nhiều hơn một tuần để vẽ lăng mộ của Tutankhamun” – ông nói.

Việc sơn lăng mộ của một pharaoh Ai Cập thường mất nhiều năm làm việc. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao việc này lại diễn ra nhanh chóng với lăng mộ vua Tut. 

Xác ướp của pharaoh Tutankhamun cho thấy ông chết bất ngờ. Điều này có thể là một phần cả câu trả lời. Theo truyền thống Ai Cập cổ đại, chỉ có 70 ngày từ thời điểm nhà vua qua đời đến khi ngôi mộ của ông được niêm phong.

Những giả thuyết khác về lý do lăng mộ Vua Tut không đạt tiêu chuẩn như lẽ ra phải có cũng đã được đặt ra. 

Nhà Ai Cập học Aliaa Ismail từng chia sẻ trong bộ phim tài liệu “Những kho báu đã mất của Ai Cập” cả National Geographic rằng, tin rằng người kế vị của Tutankhamun, pharaoh Ay, đã che giấu ngôi mộ của vua Tut.

Lăng mộ pharaoh Ai Cập Tutankhamun và Ay có những điểm giống nhau. Ảnh chụp màn hình

Khi xem xét cả lăng mộ của 2 vị pharaoh Ai Cập cổ đại, bà phát hiện những điểm tương đồng, với phần lớn các bức tranh trên tường gần như giống hệt nhau. “Cả Tut và Ay đều chọn cảnh giống nhau, gần giống như cùng một người chọn” – bà nhấn mạnh. Tuy nhiên, chỉ có lăng mộ của Ay là phù hợp với vị thế của một pharaoh.

“Lăng mộ của Ay rất giống với lăng mộ của Tutankhamun – về phong cách, tác phẩm nghệ thuật, quan tài – nhưng lớn hơn rất nhiều. Ay chôn Tutankhamun trong ngôi mộ nhỏ hơn vì thế ông ấy có thể có ngôi mộ lớn hơn cho riêng mình. Lăng mộ thực sự dành cho Tutankhamun là lăng mộ của Ay” – bà nói. 

Ai Cập, Xác ướp Ai Cập, Lăng mộ, Khảo cổ Ai Cập, Pharaoh, Lăng mộ Ai Cập, Xác ướp, Lăng mộ Ai Cập, Pharaoh Ai Cập, Lời nguyền xác ướp Ai Cập, Hình ảnh xác ướp, Xác ướp Ai Cập cổ đại, Xác ướp Ai Cập nổi tiếng, Xác ướp Ai Cập 2022, Bí ẩn xác ướp, Những xác ướp nổi tiếng, Ai Cập cổ đại, Mộ cổ Ai Cập

5/5 - (23 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982.583.000