Khám phá bí ẩn lăng mộ nguyên vẹn vị vua Tây Hán, Trung Quốc

Lăng mộ của vua Lưu Thắng là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất liên quan đến hoàng gia Tây Hán, Trung Quốc.

Khám phá bí ẩn lăng mộ nguyên vẹn vị vua Tây Hán, Trung Quốc

Lăng mộ trong hang sâu

Vào mùa xuân năm 1968 trên núi Linh Sơn, huyện Mãn Thành, tỉnh Hà Bắc, miền trung Trung Quốc, binh sĩ Quân Giải phóng Nhân dân đã cho nổ tung một con dốc để đào đường hầm. Tuy nhiên, sau những tiếng nổ lớn, một hang động sâu và tối lờ mờ hiện ra sau đám mây bụi.

Tiến sâu hơn vào hang này, những người lính đã vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy vô số đồ tạo tác cổ đại. Việc xây dựng bị dừng lại ngay lập tức, và vài ngày sau, một đội khảo cổ đã khởi hành từ Bắc Kinh đến Mãn Thành.

Với đèn Led Iodine Tungsten, hang động đã được chiếu sáng và sáng trở lại. Các chuyên gia nhận thấy các bức tường đá bên trong cực kỳ nhẵn và không có cỏ dại, cho thấy chúng đã được con người cố ý làm sạch và đánh bóng trong quá khứ.

Các chuyến gia phát hiện dấu tích của những con ngựa được chôn và xe ngựa được xếp thẳng hàng trong buồng đầu tiên. Dựa trên những bộ xương và phụ kiện kim loại còn lại, các chuyên gia tính toán có tổng cộng 16 con ngựa và 4 cỗ xe.

Không khó để đưa ra kết luận rằng hang động ẩn trong núi là một ngôi mộ cổ, nhưng ai đã được chôn cất ở đó và cách đây bao lâu?

Một cỗ xe đã được khôi phục và hoá ra đây là cỗ xe “An”, chỉ được chế tạo cho hoàng đế, gia đình và các vị quan ở Trung Quốc cổ đại.

Một hành lang ở mũi phía bắc của phòng này dẫn đến một phòng khác, trông giống như một nhà kho khổng lồ chứa hàng trăm chiếc vại sành để nấu thức ăn và kho cá, thịt và rượu, cho thấy chủ nhân của ngôi mộ hẳn là một người nghiện rượu và sành ăn.

Nhiều đồ dùng được phát hiện trong căn phòng lớn của ngôi mộ. Ảnh: Image Chia

Về phía tây, nó kéo dài đến một phòng khổng lồ, rộng 15m, sâu 12m và cao 7m. Ba khu được chia để lưu trữ ba loại đồ dùng cho các mục đích khác nhau. Khu vực phía bắc có đồ sứ và các bức tượng điêu khắc phụ nữ, trong khi khu vực phía nam có đồ bằng đồng và cung tên. Khu trung tâm là khu sang trọng nhất, được trang trí bằng những ngọn đèn bằng đồng với nhiều hình dáng khác nhau và những bình rượu.

Một lượng lớn gỗ mục nát, ngói vỡ và các khớp nối bằng đồng được chạm khắc với các con số trên mảnh vỡ cho thấy căn phòng này từng là một công trình xây dựng bằng gạch gỗ tinh xảo với mái cao.

Vô số đồng tiền cũ đã được khai quật. Đánh giá từ hình dạng và hoa văn, những đồng tiền này được xác định đã được sử dụng cách đây hơn 2.000 năm trong thời nhà Hán (năm 202 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên). Các ký tự chạm khắc trên một số bình đồng cho thấy rõ ràng chúng thuộc về một vị vua của vương quốc cũ tên là Trung Sơn, một lãnh thổ của người Hán nằm ở tỉnh Hà Bắc ngày nay.

Vị vua bí ẩn

Có 10 vị vua của Trung Sơn, nhưng ai là chủ nhân của ngôi mộ hang động này? Với những nghiên cứu sâu hơn về các chữ khắc trên đồ đồng, các chuyên gia xác nhận vị vua bí ẩn là Lưu Thắng, con trai của hoàng đế thứ sáu nhà Hán là Lưu Kỳ (188-141 trước Công nguyên). Đây là lăng mộ Tây Hán nguyên vẹn đầu tiên được phát hiện. 

Người ta tìm thấy phòng quan tài sau cánh cổng đá xám, sơn đỏ xa hoa. Căn phòng này có một phòng tắm nhỏ khoảng 4 mét vuông. Những chiếc bình đồng lớn có lẽ đã được sử dụng để tắm. Phòng ngủ có bàn làm việc thấp, đèn và các đồ dùng hàng ngày khác. Ở phía nam, có vũ khí và áo giáp để bảo vệ nhà vua.

Quan tài được đặt ở phía bắc trên một chiếc giường bằng ngọc bích, nhưng nó đã bị sập vào một thời điểm nào đó trong 2.000 năm trước, và bị bao phủ bởi một lớp gỗ mục nát dày và sơn mài bị đập nát.

Bộ đồ tùy táng bằng ngọc bích của Lưu Thắng tại Bảo tàng Hà Bắc. Ảnh: Wiki

Dưới những mảnh vỡ, các chuyên gia đã phát hiện ra một di vật nổi bật khiến cả thế giới phải kinh ngạc – một bộ đồ tuỳ táng bằng ngọc bích nguyên vẹn được khâu bằng chỉ vàng. Đây là lần đầu tiên một bộ đồ ngọc bích khâu bằng chỉ vàng được khai quật. Trước khi được phát hiện, bộ đồ chỉ là một huyền thoại trong các cuốn sách cổ.

Bộ đồ dài 1,88 mét gồm hơn 2.000 viên ngọc bích được khâu bằng những sợi chỉ vàng, có hình dáng giống người đàn ông với đầu, thân, tứ chi và giày.

Lư hương bằng đồng dát vàng khai quật từ lăng mộ của Lưu Thắng ở Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Wiki

Trong thời nhà Hán, người ta tin rằng ngọc bích có thể giữ cho một xác chết không bị phân hủy. Tuy nhiên, ngọc bích không dành cho tất cả mọi người; chỉ có hoàng đế và anh em họ của ông mới có đặc quyền. Theo luật pháp của nhà Hán, có sự phân biệt nghiêm ngặt đối với các cấp bậc khác nhau về việc sử dụng sợi chỉ trên trang phục bằng ngọc bích – chỉ vàng cho hoàng đế, chỉ bạc cho vua chư hầu và chỉ đồng cho chị em của hoàng đế.

Theo tờ Shine, sau nhiều tháng khai quật, hơn 10.000 hiện vật đã được tìm thấy, 4.000 trong số đó là đồ ngọc, đồ đồng và các phụ kiện bằng vàng và bạc tinh xảo, như kim châm cứu bằng vàng và bạc, dao găm sắt trang trí. Bộ đồ tuỳ táng bằng ngọc bích thêu chỉ vàng, đèn bằng đồng và lư hương đồng hình ngọn núi được cho là ba phát hiện khảo cổ đẹp nhất.

Lăng mộ, Khảo cổ Trung Quốc, Triều đại hoàng đế Trung Quốc, Mộ cổ, Khai quật mộ cổ, Tây Hán, Vua nhà Hán, Lưu Thắng, Lưu Kỳ, Lăng mộ hoàng đế Trung Quốc, Hà Bắc, Di chỉ khảo cổ Trung Quốc

5/5 - (13 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982.583.000