Đó là một quá trình dài để nghề chế tác đá mỹ nghệ được hình thành và phát triển để mang đến những ý nghĩa về văn hóa như hiện nay tại Ninh Vân, Ninh Bình.
Lịch sử hình thành nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình
Nghề chế tác đá mỹ nghệ tưởng chừng như chỉ là một ngành nghề truyền thống như thông thường nhưng thực tế để phát triển được đến ngày hôm nay ngôi làng Ninh Vân ở Ninh Bình đã phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Mỗi sản phẩm đá được thiết kế ngày hôm nay không chỉ đơn thuần được hoàn thiện bằng các kỹ thuật điêu luyện của người thợ làm nghề mà đó còn là những tác phẩm được thổi hồn mang đầy tính nghệ thuật. Cùng tìm hiểu quá trình lịch sử này để hiểu rõ ý nghĩa mà làng nghề truyền thống này mang lại.
Bề dày lịch sử của nghề làm đá mỹ nghệ tại Ninh Vân, Ninh Bình
Ninh Vân – nơi lưu giữ nghề làm đá mỹ nghệ chính là một xã thuộc tỉnh Ninh Bình và nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8km. Một phần diện tích của ngôi làng nhỏ này còn thuộc vào phạm vi của khu di tích lịch sử Tràng An. Bên cạnh đó, khi Ninh Bình cũng là một địa điểm du lịch với nhiều danh lam, di tích nổi tiếng thì khách du lịch đến đây chắc chắn không thể bỏ qua về lịch sử của nghề làm đá này tại Ninh Vân.
Làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, Ninh Bình với lịch sử lâu năm
Nói về quá trình hình thành và phát triển của làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, những bia đá được đặt ở chính ngôi làng này đã lưu lại những thông tin về việc ông Hoàng Sùng chính là người đầu tiên đã sáng tạo và hoàn thiện những sản phẩm bằng đá đầu tiên cách đây đã hơn 400 năm. Và câu chuyện về nghề đá mỹ nghệ đã bắt đầu từ khi kinh đô Hoa Lư được tọa lạc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Lúc bây giờ, đây được mệnh danh là một kinh đô đá khi hàng loạt các công trình được đặt tại nơi đây đều chứa đựng những sản phẩm bằng đá cực kỳ nổi tiếng. Tiêu biểu là những đồ thờ cúng bằng đá được đặt ở động Thiên Tôn hay những bức y môn thờ vua nhà Trần ở đền Thái Vi, các cửa võng bằng đá,….Khi đó, Ninh Vân lại có vị trí thuận lợi nằm gần kinh đô và cũng là lý do mà nghề đá mỹ nghệ được cho rằng đã bắt đầu từ thời điểm này.
Bắt đầu từ đó, bao thế hệ những người thợ làm đá ra đời để tiếp nối và lưu giữ truyền thống đến ngày hôm nay. Để làm được điều đó, những người thợ làm đá tại Ninh Vân, Ninh Bình vẫn luôn sống với nghề bằng cả sự đam mê, sự nhiệt huyết để mang đến những tác phẩm giá trị nhất. Giá trị của những tác phẩm này khôn chỉ dừng lại ở những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người mà cái “hồn” được thổi vào sản phẩm đá mỹ nghệ còn có giá trị tượng trưng cao đẹp cho văn hóa, cho con người và cho cả quê hương Ninh Bình.
Bên cạnh đó, với chất lượng ngày càng được cải tiến thông qua các nghệ thuật chế tác hiện đại những sản phẩm này đã ghi được dấu ấn trong lòng người sử dụng bởi độ bền và điều đó gần như đã vang danh trên khắp các tỉnh thành trong và cả ngoài nước. Những du khách nước ngoài đã từng một lần ghé thăm và tìm hiểu về làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân đều có ấn tượng bởi chất lượng đá thiết kế nên sản phẩm, từng đường nét hoa văn tinh xảo, sắc nét và mềm mại cũng như mang đậm phong cách riêng của người thợ chế tác đá nơi đây. Cùng với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi về nguyên liệu để làm đá mỹ nghệ, nghề làm đá tại Ninh Vân hứa hẹn sẽ còn phát triển bền lâu mang đến nhiều giá trị tốt đẹp.
Đôi nét về người tiên phong của nghề đá mỹ nghệ tại Ninh Vân, Ninh Bình
Nói về người tiên phong của nghề làm đá tại Ninh Vân, Ninh Bình không thể không nhắc đến ông tổ Hoàng Sùng. Ông được biết đến với một tay nghề điêu luyện và thành thạo đã lựa chọn vùng đất Ninh Vân, Ninh Bình để làm nơi sinh sống cũng như bắt đầu với nghề làm đá mỹ nghệ. Ông còn là người truyền lại những kinh nghiệm của nghề cho người dân địa phương. Vì vậy, ông gần như được xem là người đã khai sinh ra ngành nghề này tại Ninh Vân và cho đến hiện nay vẫn được thờ phụng cùng các bị thành hoàng của làng một cách tôn nghiêm. Ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm cũng chính là ngày để người dân tưởng nhớ đến ôn qua một buổi tế khai sơn và giỗ tổ nghề. lan can bằng đá xanh
Sản phẩm ở làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, Ninh Bình
Một số công trình tiêu biểu của nghề đá mỹ nghệ vẫn còn lưu giữ được tiếng vang cho đến hiện nay như: lăng bà chúa Liễu được đặt ở Phủ Vân Cát, lăng Khải Định ở Huế, đền Thái Vi ở Ninh Bình, tượng phật ở chùa Hương Tích, Hà Tây,….