SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Đảo phục sinh, hòn đảo nhỏ bé, biệt lập nhưng nổi tiếng khắp thế giới, nơi cuốn hút hàng trăm nghìn du khách mỗi năm.
Có hai thứ khiến hòn đảo này hấp dẫn khách du lịch: những tượng đá khổng lồ thần thánh và những tượng gỗ của quỷ ăn thịt người.
Hai thái cực lãng mạn và bi thảm khiến hòn đảo hút hồn những người mê phong cảnh và thích phiêu lưu.
Hãy cùng tìm hiểu những điều huyền bí và rùng rợn trên hòn đảo có tên là Phục Sinh.
SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH
Ngày lễ Phục Sinh năm 1722, trong khi đang lênh đênh giữa Thái Bình Dương, đội tàu của nhà thám hiểm Hà Lan Jacob Roggeveen đã phát hiện một hòn đảo cằn cỗi, nghèo nàn cách bờ biển Chile 3500km.
Trong nhật ký của mình, ông mô tả hòn đảo như bị cát phủ lên và làm cho cằn cỗi.
Lúc đó, Jacob không biết mình vừa tìm ra hòn đảo hẻo lánh và kỳ lạ nhất thế giới.
Khi bước chân lên đảo, Jacob thấy hòn đảo rất bằng phẳng, chỉ có cỏ và cây bụi lúp xúp.
Ở đây ông đã tiếp xúc với những thổ dân vẫn đang ở thời kì đồ đá. Có khoảng 3000 người đang chật vật sống trên đảo.
Điều khiến ông sửng sốt là có rất nhiều bức tượng đá nguyên khối khổng lồ đứng nằm la liệt trên đảo.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Thổ dân gọi chúng là moai. Các moai cao từ 4 đến 20 mét, nặng từ vài chục đến hàng trăm tấn.
Có gần 1000 moai như vậy trên khắp hòn đảo.
Hầu hết moai được tạc đẽo tại một miệng núi lửa đã tắt ở phía đông hòn đảo.
Trong miệng núi, vẫn còn dấu tích của hàng trăm bức tượng đang làm dở hoặc đã hoàn thành nhưng chưa kịp chuyển đi.
Trong số đó có một bức tượng đang làm dở cao bằng tòa nhà 5 tầng và nặng tới 210 tấn.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Từ miệng núi này, những bức tượng siêu trường siêu trọng được vận chuyển đi khắp hòn đảo, đặt lên những bệ đá còn khổng lồ hơn rất nhiều gọi là ahu.
Những bệ đá này được ghép lại từ những tảng đá hàng chục tấn.
Bệ bé nhất được ghép từ 300 tấn đá, còn bệ lớn nhất được gọi là ahu tongariki nặng tới 9000 tấn.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Năm 1994, giáo sư Claudio Cristino đã sử dụng những cần cẩu có sức nâng 55 tấn để dựng lại 15 bức tượng đứng trên ahu Tongariki.
Mặc dù có rất nhiều thiết bị hỗ trợ nhưng ông vẫn gặp khó khăn vì bức tượng lớn nhất tên là Paro nặng tới 88 tấn.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Liệu có thật thổ dân trên đảo đã tạo ra những công trình này không?

Báo cáo của thuyền trưởng James Cook tới đảo năm 1774 có mô tả những người dân trên đảo là bé nhỏ, gầy còm, nhút nhát và đáng thương.
Họ có những mảnh ruộng manh mún trồng khoai lang, khoai sọ, chuối, và mía. Vật nuôi duy nhất là gà.
Nguồn nước ngọt trên đảo cũng khan hiếm, người dân phải rất vất vả mới có đủ nước để dùng.
Trên đảo chỉ xơ xác vài bụi cây, cái cây lớn nhất chỉ cao chưa tới 3 mét và thân của nó rất mềm.
Nơi có người ở gần nhất cách đó hơn 2000 km đường biển.

Trên một hòn đảo không hề có cần cẩu, xe kéo, không kim loại, không gỗ, không súc vật kéo, chỉ có một nhóm người ít ỏi thì ai đã dựng nên những kỳ quan này?
Câu hỏi đó khiến những nhà nghiên cứu cảm thấy hoang mang.
Giới khoa học chia làm hai phe. Một bên cho rằng, chỉ có những thế lực siêu nhiên như người ngoài hành tinh mới có thể làm được việc này.
Phe còn lại thì cho rằng, chính thổ dân đã dựng nên những kỳ quan này.

Thế nhưng thổ dân làm cách nào??

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Một số nhà nghiên cứu đã thử dùng sức người kéo lê tượng trên mặt đất.
Một số khác thử dùng phương pháp lắc lư bức tượng như con lật đật.
Nhưng tất cả các cách đều quá tốn công sức, trong khi tốc độ di chuyển lại rất chậm, không thể áp dụng cho những bức tượng to nhất và có thể làm vỡ chúng.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

BẮT BUỘC PHẢI CÓ GỖ
Người ta có thể nghĩ ra nhiều cách hơn nhưng bắt buộc phải có gỗ, trong khi đó trên đảo trơ trụi chỉ toàn là cây bụi. Nếu thổ dân đã dựng nên các bức tượng thì họ đã làm cách nào?
Thực tế là các thổ dân tại đó cũng đã thử nghiệm và cũng đã không thành công.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Năm 1983, nhà thực vật học John Flenley đã có một phát hiện then chốt. Trong một hang động trên đảo,bạn của ông đã tìm ra hóa thạch của những hạt cây.

Sau khi phân tích, ông nhận thấy đó là hạt của một loại cọ khổng lồ. Manh mối đã xuất hiện, bằng cách tìm những hóa thạch bị chôn dưới chân núi Terevaka, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những những hóa thạch thân cọ có đường kính lên tới 2.1 mét, lớn hơn tất cả các loài cọ hiện có trên thế giới.

Nhà khảo cổ Catherine Oliarc thì điều tra bằng cách đào bới những đống rác cổ của thổ dân trên đảo để tìm tro than. Càng đào sâu, bà càng tìm thấy nhiều than của các loài cây thân gỗ. Trong đó có rất nhiều loài cây có thể cao tới 30 mét. Gỗ của chúng có thể làm nhà hay đóng thuyền rất tốt.

Các bằng chứng cho thấy đảo Phục Sinh từng là một cánh rừng rậm rạp giữa biển khơi.SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Như vậy là với một hòn đảo toàn gỗ là gỗ, thổ dân đã làm cách nào để di chuyển tượng?

Năm 1998, nhà khảo cổ học Jo Anne Van Tilburg đã đề xuất phương án sử dụng gỗ làm ray trượt để dịch chuyển một bản sao bê tông nặng 13 tấn. Với 70 nhân công, bà đã có thể di chuyển bức tượng đi 15 km trong một tuần.

Theo tính toán của bà, nếu sử dụng 500 nhân công, hoàn toàn có thể di chuyển và dựng được bức tượng có tên paro nặng 88 tấn.

Vậy là câu đố hóc búa đã được giải, nhưng đó cũng là lúc các nhà khảo cổ phát hiện ra mình đang tiếp cận một phần ĐEN TỐI TRONG LỊCH SỬ HÒN ĐẢO.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Bằng cách sắp xếp niên đại, các nhà khoa học nhận thấy thời kì của những Moai khổng lồ đã đột ngột chấm dứt vào khoảng những năm 1620.

Và từ đó dân đảo bắt đầu làm những moai nhỏ bé bằng gỗ, miêu tả những người mắt trắng dã, mặt hốc hác, nhe răng, xương sườn và xương sống nhô ra. Đó là Moai Kavakava, quỷ ăn thịt người.

Có lẽ không ở đâu mà những nhân vật ăn thịt người lại dày đặc như trong văn hóa dân gian ở đảo Phục Sinh.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Câu hỏi nối tiếp là vì sao thổ dân ngừng dựng tượng đá khổng lồ ca ngợi quý tộc và chuyển sang làm tượng gỗ quỷ ăn thịt người?

Câu trả lời có thể tìm thấy trong các tính toán khoa học.

Chồng của giáo sư Jo Anne Van Tilburg là một kiến trúc sư chuyên làm việc với cần trục và thang máy.

Sau khi tính toán cẩn thận, ông nhận ra dân trên đảo phải cần tới 300 năm làm việc cật lực mới tạo ra được những công trình này. Mỗi công trình cần tới hàng chục thợ điêu khắc và hàng trăm nhân công vận chuyển, làm việc ròng rã nhiều tháng, nhiều năm.

Dân đảo sẽ phải đảm bảo được lương thực nuôi ăn và lương thực trả công cho những người thợ lao động nặng nhọc, các khoản đền bù cho nhân công bị tai nạn, và cả các buổi tiệc linh đình khánh thành tượng mới.

Thêm nhiều lương thực, đồng nghĩa với việc phải săn bắt nhiều hơn, phá rừng lấy đất canh tác nhiều hơn.
Chưa kể, việc dựng tượng cần rất nhiều cây gỗ, để chế tạo công cụ và làm chất đốt.

Nhu cầu về tượng đài càng tăng cao, người ta càng phải phá thêm rừng, săn thêm thịt…. gây sức ép lớn lên tài nguyên hòn đảo.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Vậy tại sao phải mất quá nhiều công sức và lương thực cho những bức tượng này? Mục đích tạo ra những bức tượng này là gì ?

Theo những thổ dân, những bức tượng thể hiện tiềm lực kinh tế của bộ lạc
và quyền lực của những quý tộc.
Thay vì chiến tranh, các bộ lạc cạnh tranh nhau bằng các tượng đài.
Đó là lí do tại sao kích cỡ các bức tượng càng về sau càng to lớn cầu kỳ.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Khi những bức tượng cuối cùng được dựng lên cũng là lúc tài nguyên trên đảo chạm ngưỡng giới hạn….

Những đống rác cổ một lần nữa kể cho ta biết những câu chuyện bi thảm.
Ở những tầng đất sâu nhất, người ta tìm thấy xương của cá heo, hải cẩu,hàng chục loài chim đã tuyệt chủng,
các loài cá đại dương, ốc to, thằn lằn lớn, rùa biển và than tro của các loài cây khổng lồ.

Chắc chắn, nhưng cư dân đầu tiên trên đảo Phục Sinh đã có một cuộc sống ấm no hạnh phúc như trên thiên đường.Càng gần mặt đất, dấu tích xương các loài động vật lớn và nhiều thịt biến mất dần.

Thay vào đó là số ít ỏi xương các loài nhỏ hơn như ốc sên đen, gà, chuột, các loại cá ven bờ. Tro than của những loài cây lớn cũng ít dần đi mà được thay bằng các các loại cỏ bụi.

Sự thay đổi này phản ánh điều gì?
Có thể khẳng định rừng cây lớn đã biến mất, chỉ còn đồng cỏ. Không còn gỗ để vận chuyển tượng và làm thuyên đi đánh cá hay sưởi ấm, không còn các loài động vật nhiều thịt, đất đai thì bạc màu không còn năng suất nông nghiệp, nước ngầm cạn dần.
Trong khi đó dân số trên đảo ngày càng đông đúc.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG MOAI KHỔNG LỒ CHẤM DỨT
Nạn đói đến một cách hiển nhiên và thổ dân bắt đầu tìm đến nguồn thực phẩm rất sẵn nhưng trước đây bị bỏ qua, đó là thịt người.
Ở những lớp rác gần bề mặt, các nhà khảo cổ tìm thấy xương người còn in rõ dấu cưa, chẻ, nấu chín để hút tủy.
Cuộc suy tàn đã biến thành chiến tranh giành nguồn nước và thịt tươi.

Ở phía bắc của hòn đảo, có một cái hang có tên là Ana Kai Tangata có nghĩa là hang ăn thịt người. Đây là nơi trú ẩn trong chiến tranh của một bộ tộc. Mỗi khi chiến thắng bộ tộc này thường mang tù binh về đây để ăn thịt báo thù.
Nỗi kinh hoàng của việc săn người ăn thịt trong các mùa đói kém thất bát
đã ăn sâu vào nền văn hóa của đảo, thể hiện qua các câu chuyện dân gian
và các hình thức nghệ thuật như những bức tượng kava kava

Hòn đảo bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực.
Rất nhiều câu chuyện dân gian đã miêu tả việc lật đổ tượng đài của bộ lạc đối phương.
Cuối cùng kết thúc bằng một cuộc nổi loạn lớn, khi những người nghèo khổ vùng lên và xô đổ hết những moai của giới quý tộc.
Thời đại của những moai khổng lồ chính thức chấm dứt….

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Đó là lí do khi Jacob Roggeveen bước lên đảo, Phục sinh chỉ còn là một vùng đất khô hạn với những con người nhỏ bé đáng thương, sống nhờ vào những cơn mưa hiếm hoi, vài mảnh ruộng cằn và những chuồng gà bằng đá.

Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất.
Những nhà thám hiểm Châu Âu cũng đồng thời là những kẻ xâm lược và buôn nô lệ. Họ đã cho thổ dân trên đảo nếm mùi thuốc súng và bệnh truyền nhiễm. Hàng nghìn người bị bắt làm nô lệ, hàng nghìn người khác chết vì đậu mùa.
Đến năm 1872, trên đảo chỉ còn 111 người bản địa. Hầu hết những người hiểu rõ văn hóa của thổ dân đã chết.

Đến năm 1888, Chile đã thôn tính hòn đảo này, trấn áp mọi cuộc nổi dậy.
Những thổ dân bị áp đặt chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề.
Tới tận năm 1966, họ mới có được quyền công dân Chile.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

TẤT CẢ ĐỀU ĐÃ QUA RỒI…

Ngày nay, đảo Phục Sinh đã được Unesco công nhận là một Di sản thế giới.
Chính quyền nơi đây phải tìm cách giới hạn lượng khách du lịch ở mức 100 nghìn người mỗi năm để bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa còn sót lại và trồng lại rừng trên đảo.

Mình đang tự hỏi: Khi cái cây gỗ cuối cùng bị chặt xuống, những thổ dân trên đảo đã nghĩ gì?

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, có thể giúp cho ai đó tự trả lời cho mình rất nhiều những thắc mắc.

SỰ THẬT RÙNG RỢN ĐẰNG SAU NHỮNG TƯỢNG ĐÁ KHỔNG LỒ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

 

5/5 - (364 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0982.583.000